0901 455 789

Các loại bệnh ở xương rồng là gì? Hướng dẫn nhận biết và cách trị bệnh

Xương rồng có sức sống mãnh liệt và dễ trồng. Tuy nhiên, loài cây này cũng rất hay bị một số bệnh ở xương rồng như thối gốc, đốm than, tuyến trùng. Vậy bệnh xương rồng, rệp sáp là gì? Cách điều trị chúng như thế nào?

1. Bệnh thối gốc – Bệnh xuất hiện ở hầu hết các loại xương rồng

Một trong các loại bệnh ở xương rồng phổ biến nhất là bệnh thối gốc. Thối gốc xuất hiện ở hầu hết các loại xương rồng. Đặc biệt chúng nguy hiểm hơn đối với các cây xương trồng trong nhà.

Triệu chứng bệnh ở xương rồng

Biểu hiện của bệnh thối gốc đó là bạn bắt đầu thấy các đốm nhỏ, có nước mà nâu đen hoặc xám. Bên cạnh đó, các chấm mốc màu trắng hoặc đỏ tím cũng xuất hiện. Nếu bạn không có biện pháp cứu chữa kịp thời, cây sẽ bị lan rộng trên thân. Cây khô dần và chết.

thối gốc là một trong các loại bệnh ở xương rồng phổ biến nhất

Nguyên nhân gây bệnh ở xương rồng:

Nguyên nhân của bệnh thối gốc có thể là do bạn bón phân chưa hoại. Hoặc bạn chưa phơi khô nhánh được tách từ cây mẹ khi giâm cành. Độ ẩm càng cao thì bệnh thối gốc càng phát triển mạnh. Loại nấm gây nên bệnh này là nấm lưỡi liềm, chúng có tên khoa học là Fusarium oxysporum Schlecht. Nhiệt độ thuận lợi để loài nấm bệnh này phát triển là 25 – 30 độ C.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn hỗn hợp đất  trồng xương rồng chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo giá thể chuyên dụng dành cho sen đá – xương rồng Soil Mix BA. 
  • Hoặc nếu bạn sử dụng đất cũ đã nhiễm bệnh thì đất phải  khử trùng bằng Formalin 50 ml/m2, đợi đến khi thuốc bay hết hơi mới đem cây vào trồng.
  • Khử trùng công cụ chiết ghép cây bằng cồn 70 độ.
  • Với các cây bị bệnh cần nhổ bỏ và đốt đi và tiến hành các biện pháp khử trùng đất.
  • Định kỳ phun thuốc Daconil 0.1 %

Xem thêm: Giá thể trồng xương rồng là gì? Nên dùng giá thể Soil Mix không?

2. Bệnh đốm than – Bệnh ở xương rồng phổ biến ở cây hình cầu

Triệu chứng

Cây bị bệnh đốm than sẽ xuất hiện các đốm nhiều nước màu nâu nhạt. Lâu dần các vết này sẽ dần bị lõm xuống và xuất hiện các chấm đen nhỏ lồi lên.

Nguyên nhân khiến bệnh đốm than phát triển là do nấm đĩa gai. Chúng có tên khoa học là Colletotrichum. Đặc điểm của loại nấm này là có lông cứng mọc rải rác, không màu và hình bầu dục dài. Loại bệnh đốm than thường xuất hiện vào đầu mùa hạ và đầu đông. Đặc biệt là những cây xương rồng có hình cầu. Đây cũng là một trong các bệnh ở xương rồng khá phổ biến. Nó cũng ảnh hưởng nghiệm trọng tới sự phát triển của cây.

bệnh đốm than thường xuất hiện vào đầu mùa hạ và đầu đông

Biện pháp phòng trừ:

Để ngăn chặn bệnh này, bạn cần đặt cây ở nơi thoáng gió, nhiều nắng. Đừng quên rằng xương rồng là loại cây ưa khô hạn, vì vậy đừng tưới nước quá nhiều. Khi bị bệnh cần nhanh chóng phun thuốc Daconil 0,1% hoặc Boocdo 1% hoặc Topsin 0,1%. Bạn chia thành nhiều lần phun, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Xem thêm: Đất trồng xương rồng là gì? Tại sao nên dùng giá thể trồng xương rồng?

3. Tuyến trùng – Bệnh ở xương rồng phổ biến vào mùa xuân

Triệu chứng

Biểu hiện của cây xương rồng khi mắc bệnh tuyến trùng hại rễ đó là rễ cây sẽ xuất hiện nhiều u bướu nhỏ. Lúc đầu các u bướu này khá nhẵn, để càng lâu thì u bướu này sẽ càng thô dần. Bệnh này là do tuyến trùng Meloidogyne incognita Chitwood gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh ở xương rồng:

Chu kỳ phát triển của loại tuyến trùng này như sau: Mùa đông đến, tuyến trùng sẽ trưởng thành. Trứng và ấu trùng của chúng nằm bên trong đất. Đến mùa xuân khi nhiệt độ >12 độ C chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhiệt độ lý tưởng cho sự tuyến trùng sinh trưởng là từ 20 – 25 độ C.

tuyến trùng là một trong các loại bệnh phức tạp ở xương rồng

Biện pháp phòng trừ:

Với những cây bị nhẹ, bạn có thể dùng Furadan bón vào gốc cây từ 5 – 10g. Dùng thêm Nemagon 0,1% phun vào mỗi gốc với liều lượng từ 10 – 15 ml. Nếu đất nhiễm trùng, bạn có thể khử trùng bằng Nemagon 2%, định lượng 3ml/ 1m2. Sau khi phun thuốc, dùng túi Nylon bọc đất lại để xông hơi trong 15 ngày.

Xem thêm: Tư vấn trồng xương rồng TẠI ĐÂY

4. Rệp sáp – Bệnh ở xương rồng phổ biến nhất

Triệu chứng bệnh ở xương rồng

Rệp sáp gây bệnh ở xương rồng có tên khoa học là Diaspis echinocacti Bouche. Chúng dùng miệng hút nhựa cây xương rồng khiến cây bị yếu dần. Rệp có mùa sinh sản từ tháng 5 – 7 và vào tháng 10. Chúng sẽ sinh sản từ 2 – 3 lứa mỗi năm.

Biện pháp phòng trừ:

Bạn loại bỏ rệp bằng cách dùng bàn chải đánh răng. Hoặc vào mùa sinh sản của chúng, bạn dùng thuốc DDVP 0,1% hoặc Sumithion 0,1%. Bạn cũng có thể pha hỗn hợp lưu huỳnh + vôi 0.5% và Malathion 0,2% để diệt rệp con.

Đọc thêm: Thuốc tím trị rệp Starkle-G Thái Lan (1kg)

Trên đây là một số bệnh mà xương rồng thương hay mắc phải. Vì vậy, để cho cây nhà mình phát triển khỏe mạnh nhất, bạn cần lưu ý những triệu chứng đã liệt kê ở trên để có biện pháp phòng tránh sớm nhất. Chúc các bạn sở hữu những chậu xương rồng khỏe mạnh.

Với uy tín và kinh nghiệm 5 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cam kết những sản phẩm mang tới khách hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn về chất lượng để phục vụ cho trồng trọt hữu cơ. Tự tin là đơn vị cung cấp giá thế lớn nhất TP. HCM, chúng tôi có khả năng cung cấp số lượng lớn nguyên liệu và giá thể thành phẩm tới tay khách hàng.

  • Khách hàng cá nhân: Mua hàng tại www.shopcaytrong.com hoặc www.facebook.com/DaPerlite
  • Khách hàng đại lý: Hotline: 0901 455 789
  • Khách hàng farm, doanh nghiệp: Hotline 0901 455 789 

SHOPCAYTRONG.COM – LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN