Xương rồng là loại cây dễ trồng nhưng nếu bạn không biết cách lựa chọn giá thể phù hợp, chúng vẫn có thể bị rệp, nấm, úng rễ, thối thân. Trong bài viết này, Shopcaytrong sẽ hướng dẫn bạn cách chọn và sử dụng giá thể trồng xương rồng trong nhà.
1. Hướng dẫn chọn giá thể trồng xương rồng trong nhà
Tuy xương rồng là loài cây dễ thích nghi với môi trường nhưng nếu trồng xương rồng trong giá thể không phù hợp, cây vẫn héo khô như thường. Vì thế bạn cần lựa chọn giá thể phù hợp với đặc tính của xương rồng. Dưới đây là một số tiêu chí cần thiết khi chọn giá thể cho xương rồng trong nhà:
1.1 Giá thể phải đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí.
Đây là tiêu chí quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn giá thể trồng xương rồng trong nhà. Bởi giá thể không có độ tơi xốp sẽ dễ bị nén chặt sau một thời gian sử dụng. Từ đó, làm bộ rễ khó đâm sâu, hạn chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây.
Bên cạnh đó, giá thể có độ tơi xốp sẽ giúp tăng khả năng thoáng khí, tăng cường khả năng hô hấp của rễ. Đồng thời, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên lựa chọn những loại giá thể có chứa thành phần đá khoáng Perlite.
Xem thêm: Giá thể trồng xương rồng là gì? Nên dùng giá thể Soil Mix BA không?
1.2 Giá thể có khả năng thoát nước tốt
Xương rồng là loại cây ưa thoáng nên khi lựa chọn giá thể, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn những loại có khả năng thoát nước tốt. Thông thường, người ta sẽ phối trộn nhiều loại đá khoáng để giúp hạn chế tình trạng ứ đọng nước gây úng rễ, thối thân.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý, không nên chọn giá thể phối trộn quá nhiều loại đá. Chỉ nên lựa chọn các loại giá thể có tỷ lệ đá phối trộn đá khoáng với các loại chất nền hữu cơ là 70:30.
1.3 Giá thể trồng xương rồng trong nhà phải đảm bảo được khả năng giữ ẩm
Ngoài khả năng giữ ẩm, các giá thể trồng xương rồng trong nhà cần phải giữ được độ ẩm cần thiết cho cây. Bạn có thể lựa chọn giá thể phối trộn các loại đá như Akadama, Vermiculite hay Pumice. Bởi vì chúng có khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết lựa chọn giá thể trồng xương rồng trong nhà nào, bạn có thể tham khảo sản phẩm Soil Mix BA- giá thể chuyên dụng cho sen đá, xương rồng. Đây là loại giá thể chất lượng, có tỷ lệ đá khoáng được phối trộn chuẩn xác. Đặc biệt, sản phẩm có độ tơi xốp, thoáng khí, khả năng thoát nước tốt, có thể giữ lại độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết nuôi cây.
Xem thêm: Mua giá thể Soil Mix TẠI ĐÂY
2. Hướng dẫn cách sử dụng giá thể trồng xương rồng trong chậu
2.1 Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
– Xương rồng: Bạn có thể mua cây xương rồng tại các vườn ươm hoặc tự tách nhánh cây từ cây mẹ.
– Chậu trồng cây: Bạn nên lựa các loại chậu bằng đất nung, có các lỗ thoát nước dưới đáy để nước thừa có thể chảy ra ngoài. Xương rồng khó sinh trưởng tốt trong chậu có kích thước nhỏ. Vì vậy bạn nên mua chậu rộng bằng 2 lần kích thước cây.
– Giá thể Soil Mix BA.
– Xẻng nhỏ.
– Đá lót chậu và đá rải mặt
Xem thêm: Tư vấn trồng xương rồng với giá thể Soil Mix TẠI ĐÂY
2.2 Cách sử dụng giá thể Soil Mix BA trồng xương rồng trong chậu:
– Đổ giá thể Soil Mix BA vào 2/3 chậu.
– Đặt cây vào chính giữa chậu, dùng xẻng nhỏ đổ đầy giá thể Soil Mix BA tới miệng chậu. Dùng tay nhẹ nhàng ấn đất xung quanh cho chặt.
– Sau đó bạn phun sương vào đất. Quá trình này sẽ làm ẩm đất để cung cấp thêm nước cho cây. Nhưng hãy nhớ không để cho đất ướt sũng.
– Trước khi cây đâm rễ và mọc chồi mới, bạn chỉ nên phun sương nhẹ khi thấy đất khô để cành cây khỏi bị thối rữa.
3. Chăm sóc cây khi sử dụng giá thể trồng xương rồng trong nhà
3.1 Ánh sáng khi trồng xương rồng trong nhà
Đối với xương rồng và sen đá, ánh sáng rất quan trọng để quyết định được sự phát triển và màu của cây. Cây đủ sáng màu sẽ đẹp, phát triển tốt và lớn nhanh. Cây thiếu sáng sẽ bị nhọn đầu và tong teo, mất màu. Vì cây xương rồng là cây ưa sáng, nên khi trồng xương rồng trong nhà, bạn hãy đặt cành mới trồng ở vị trí có ánh sáng. Chẳng hạn đặt ở các bệ cửa sổ. Do các nhánh cây mới trồng có thể bị hư tổn, cháy nắng nếu phơi nắng lâu. Vì vậy bạn hãy lưu ý nếu cửa sổ có ánh nắng trực tiếp. Hãy đặt chậu cây ở vị trí này cho đến khi chồi mới xuất hiện. Thời gian có thể kéo dài 1 đến 2 tháng.
Khi cây đã có chồi mới cứng cáp, lúc này cây xương rồng sẽ cần ánh nắng trực tiếp mỗi ngày. Bạn đặt cây ở cửa sổ hướng nan hoặc hướng đông. Tuy nhiên nếu xương rồng đổi màu vàng, bạc màu hoặc chuyển màu cam thì bạn hãy chuyển qua hướng Tây. Vì lúc này cây bị phơi nắng quá nhiều.
Xem thêm: Trồng xương rồng thường mắc phải những sai lầm gì? Bạn đã biết chưa?
3.2 Lượng nước khi trồng xương rồng trong nhà
Cửa sổ nhà bếp hoặc nhà tắm cũng phù hợp khi trồng xương rồng trong nhà. Vì chúng có thể hút thêm độ ẩm từ không khí. Mặc dù nếu bạn tưới nhiều quá, cây xương rồng sẽ bị úng nước. Tuy nhiên vào mùa sinh trưởng, cây cần được tưới nước hàng tuần. Giai đoạn sinh trưởng của cây là mùa xuân đến mùa thu. Khi dùng tay chạm vào thất đất khô, hãy tưới cho đến khi đất hoàn toàn ẩm.
Các bạn thường được khuyên là 2-3 ngày là tưới một lần, tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như bạn phải hiểu cây để ở nơi nào, ban công hay dưới hiên nhà hay trong văn phòng, trong chậu đất nung hay chậu nhựa, giá thể đất thoát nước tốt không hay chậm.
3.3 Dinh dưỡng khi trồng xương rồng trong nhà
Bón phân cho cây hàng tuần trong suốt mùa sinh trưởng. Bạn nên pha thêm phân bón theo tỉ lệ 1:1 vào nước và tưới cùng cây. Không chỉ mùa sinh trưởng, bạn nên cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho cây trong mùa xuân, hè, thu. Điều đó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của cây.
3.4 Thay chậu và giá thể trồng xương rồng hàng năm
Bạn nên chọn loại chậu lớn hơn chậu đang trồng một cỡ. Đổ đất trồng cây dành cho xương rồng vào chậu.
Đối với chậu cũ, bạn dùng tay giữ xung quanh gốc cây và lật ngược chậu để lấy cây ra. Vỗ nhẹ rễ cây để loại bỏ giá thể cũ và cắt bỏ các phần rễ chết hoặc khô. Đặt cây vào chậu mới và dùng tay ấn đất xung quanh gốc cây.
Không tưới cho cây xương rồng trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng. Đặt chậu cây ở nơi sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Những lưu ý khi trồng xương rồng trong nhà với giá thể Soil Mix BA
Nếu bạn thấy cây có hiện tượng bạc màu, hãy chuyển cây ra vị trí tối hơn. Một số loài xương rồng cũng sẽ phát triển tốt hơn dưới ánh nắng gián tiếp. Nếu cây xương rồng của bạn dẩn chuyển màu trắng, vàng hoặc có các đốm màu cam, có lẽ là nó đang nhận quá nhiều ánh sáng mặt trời. Bạn hãy chuyển cây đến cửa sổ có ít ánh sáng trực tiếp hơn.
Những cây xương rồng không nhận đủ ánh sáng sẽ có xu hướng vươn về nơi có ánh sáng. Vì vậy hãy chuyển cây ra vị trí sáng.
Để ngăn ngừa hiện tượng cháy lá cây, bạn cần di chuyển cây dần dần. Mỗi ngày đặt cây gần ánh sáng hơn một chút trong vòng vài ngày.
Có một số loài sâu bệnh bạn cần quan tâm khi bạn trồng xương rồng. Những loài bao gồm rệp sáp, rệp vẩy và nhện đỏ. Bạn có thể rửa hoặc phun sương cho cây để rửa trôi sâu bọ. Ngoài ra dùng thuốc tím sẽ hạn chế được kiến tha rệp lên cây. Thuốc tím còn hạn chế ốc sên hay cuốn chiếu nữa . Nếu vào mùa mưa thì dùng COC85 để ngăn ngừa nấm.
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã biết cách sử dụng giá thể trồng xương rồng trong nhà sao cho đúng. Nếu bạn cần tìm hiểu hay có nhu cầu mua sản phẩm Soil Mix BA, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline 0901 455 789 để được tư vấn chi tiết.