1. Nấm rễ cộng sinh là gì?
Nấm rễ (Mycorrhiza) được Frank (1885) phát minh ra để chỉ các mối quan hệ cộng sinh không gây bệnh giữa rễ và nấm.
Mycorrhiza là các liên kết cộng sinh cần thiết cho một hoặc cả hai đối tác.
Đó là giữa một loại nấm (chuyên sống trong đất và thực vật) và rễ (hoặc cơ quan tiếp xúc với chất nền khác) của thực vật sống, chịu trách nhiệm chính trong việc truyền chất dinh dưỡng.
Nấm rễ xuất hiện trong một cơ quan thực vật chuyên biệt, nơi tiếp xúc mật thiết là kết quả của sự phát triển đồng bộ giữa nấm và thực vật.
2. Về sản phẩm nấm rễ cộng sinh Ultrafine Mycorrhiza
Ultrafine Mycorrhiza dạng bột siêu mịn gồm các bào tử của 4 chúng nấm nội sinh.
Với kích thước nhỏ hơn 220 microns, sản phẩm có thể dùng lý tưởng cho phun hoặc tưới với nước.
Khoảng 90% những loài thực vật trên thế giới có mối quan hệ cộng sinh với những chủ nấm rễ trong này.
Chúng sống dựa và rễ cây, và lan tỏa trong môi trường đất xung quang giúp tăng khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của rễ, cải thiện năng suất và sức khỏe của cây trồng.
Khối lượng tịnh 450g
3.Cơ chế tác dụng của Nấm rễ cộng sinh
Sợi nấm của nấm nội sinh (nấm rễ trong) có thể định vị các chất dinh dưỡng trong đất nhanh hơn so với rễ và tạo thành các sợi nấm “hút” phân nhánh nhỏ trong chất mùn.
Nó hấp thụ được dinh dưỡng ở dạng giống như rễ, nhưng hơn thế, sợi nấm có khả năng hấp thụ tốt hơn hơn khi photpho ở dạng ít tan.
Vì vậy, nấm rễ có thể tiếp cận với dạng dinh dưỡng mà thực vật không thể sử dụng trực tiếp và các chất dinh dưỡng tách biệt với rễ cây.
Do đó, cây chủ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài (đặc biệt là môi trường nghèo dinh dưỡng) nhờ liên kết với các sợi nấm. Sau đó cung cấp cho sợi nấm những thức ăn cần thiết phục vụ cho quá trình quang hợp của chúng.
4. Thành phần
Những con nấm cộng sinh có lợi có khả năng sinh khối sẽ phát triển trên giá thể khô có lợi cho cây trồng Glomus intraradices, G. mosseae, G. aggregatum, G. Etunicatum
5. Lợi ích
Giảm: khả năng ức chế do hạn hán, sốc khi chiết cành, thất thoát dinh dưỡng
Tăng: năng suất, khả năng đậu hoa và quả, khả năng tồn tại của cây
Thúc đẩy: phát triển hệ rễ, hấp thụ dinh dưỡng, và khả năng tự nuôi sống của cây trồng và cải thiện cấu trúc đất qua việc tạo ra các chất hữu cơ và chất keo
Sản phẩm đã được nhân sinh khối thành công và mật độ lên tới 10^7.
Sau đó kết hợp thêm một số nguồn dinh dưỡng là thức ăn nấm rễ cộng sinh và hệ vi sinh vật hỗ trợ cho bộ rễ. Ví dụ như nấm đối kháng, nấm phòng bệnh truyến trùng tăng cường hiệu lực hoạt động cho nấm rễ:
• Thúc đẩy phát triển bộ rễ và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ rễ. Đặc biệt là các nguồn dinh dưỡng khó tan như photpho ít tan.
Từ đó tăng cường các hoạt động sinh tổng hợp của cây, giúp cây chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt.
• Tăng cường hệ miễn dịch cho bộ rễ. Phòng các bệnh gây hại bộ rễ do Phytophthora, Fursarium, tuyến trùng…
• Giàu nguồn oxy sẽ tạo môi trường tốt và nguồn thức ăn dồi dào để cho các vi sinh vật trong đất hoạt động. Qua đó cải thiện cấu trúc đất một cách rõ rệt
• Giúp đất trồng tươi xốp, thoát nước tốt. Chống xói mòn, phục hồi đất bị chai cứng do dùng nhiều sản phẩm hóa học.
6. Ứng dụng và cách sử dụng của Nấm rễ cộng sinh
Gieo hạt: Trộn với hạt giống với tỷ lệ trung bình khoảng 0.7lbs/acre (1kg/ hecta). Tỷ lệ thay đổi tùy theo loại cây trồng và mật độ gieo hạt.
Phục hồi cây: Sử dụng 7.5 Lbs/acre (5kg/hecta) rải đều hoặc phun tưới trước và trong suốt quá trình phát triển của cây.
Vườn ươm: Trộn với đất trồng trước hoặc trong khi vun hốc hoặc khay. Sử dụng 100g – 200g/m2. Tùy thuộc kích thước hốc ươm (tỷ lệ cao hơn cho hốc ươm nhỏ hơn).
Trộn phân ủ (phân trà xanh hoặc phân ủ khác): Sau khi ủ phân, bổ sung thêm 1-2kg cho 1 tấn phân ủ sau đó bón xuống đất. Điều đó giúp nấm rễ hoạt động để phát huy tác dụng ngay khi bón xuống đất.
Trồng cỏ: 0.5kg tưới cho 1,500 m2 đất xốp. Tưới nước đủ sau khi bón.Tưới gốc hoặc tưới nhỏ giọt (dùng cho các loại cây như cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu): hòa vào ước với tỷ lệ 1 thìa cà phê cho 4 lít nước (không có nguy hại gì nếu dùng tỷ lệ mong muốn).
Khuấy đều sau đó tưới hoặc đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt trong quá trình nuôi cây. Mục đích là để những bào tử tiếp xúc với rễ, một lít dùng cho 15 cây. Sử dụng 2 lần một năm. Tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu.
Nuôi cấy, giâm, ghép cành: Pha 2-5g/lit nước sau đó nhúng cành vào khi giâm. Hoặc 0.5-1g/mỗi vết cắt đối với nuôi cấy trong hốc; 15g cho mỗi 2.5cm đối với ghép cành trên thân cây.
Liên hệ:
• www.shopcaytrong.com
• Hotline: 0901.455.789