PHÂN TAN CHẬM là gì, nó được ứng dụng gì trong quá trình trồng trọt, cùng shopcaytrong tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới.
1. Phân tan chậm vàng OSMOCOTE là gì?
Phân tan chậm vàng là phân bón đặc biệt dạng viên. Từng hạt OSMOCOTE được cấu tạo bởi các nguyên tố đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúng được bao bọc bởi nguyên tố Resin trong tự nhiên.
Khi các nguyên tố dinh dưỡng tan hết thì phần vỏ Resin cũng tự hòa tan vào đất theo tự nhiên. Nhờ đặc điểm tuyệt vời này mà viên OSMOCOTE không bị hòa tan lập tức như các loại phân bón khác. Nó giúp cho bộ rễ được phát triển an toàn, bộ rễ không bị sốc. Đồng thời giúp lá không bị cháy sau khi bón phân, đất không bị cứng và không gây nguy hiểm cho cây.
1.1. Công dụng:
Hỗ trợ bổ sung giúp cho sự phát triển của thực vật, cây khỏe mạnh lớn nhanh, lá xanh tốt. Hỗ trợ kích thích ra bông, ra nhiều nụ, bông to và màu sắc tươi đẹp.
Sử dụng cho các loài Phong Lan, Hoa sứ, Bonsai, Hoa hồng và các loại hoa khác.
Dùng bồi dưỡng cho các loại cây giống đang ươm trong túi, dùng bồi bổ cho cây trồng trong vườn. Kể cả cây trồng lấy lá, trồng lấy hoa, hoa kiểng hay cây ăn trái như mít, xoài, chuối…
Đọc thêm: Phân tan chậm xanh Polyon Mỹ 16-6-12
1.2. Tỉ lệ dùng và cách dùng :
Lót trong đáy lỗ của chậu trồng hoặc rải trên mặt đất của chậu hay của túi trồng cây giống. Sau đó dùng đất lấp một ít lên trên. Cả 2 phương pháp này đều dùng theo tỉ lệ:
- Mặt chậu rộng 12-15cm dùng 5 gr (1 muỗng cà phê)
- Mặt chậu rộng 25-30cm dùng 10 gr (2 muỗng cà phê)
- Mặt chậu rộng 50-60cm dùng 20 gr ( 4 muỗng cà phê)
Rải lên luống đất ươm hay luống đất trồng cây lấy bông theo tỉ lệ 30-50 gr (3-5 muỗng canh)/ 1 mét vuông đất. Dùng trộn chung với đất trồng hay các loại khác để trồng trong chậu, túi ươm, hay luống trồng : 1-2 kg/ 1 mét khối đất.
Riêng phong Lan thì rải lên xơ dừa hay giá thể khác xung quanh rễ : 2-3gr/ 1 gốc.
2. Tìm hiểu về phân tan chậm trong nông nghiệp
Phân bón tan chậm hay còn gọi là phân bón thông minh (smart fertilizers). Đây là một loại phân được sản xuất với công nghệ lý-hóa đặc biệt. Từ đó tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Hơn thế, tất cả các dinh dưỡng này điều được phân giải một cách từ từ cho tất cả các cây trồng. Thời gian phân giải hết một hạt phân từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng.
Phân tan chậm đã trở nên rất phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như: Mỹ, Châu Âu. Ngay cả Châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… Có thể nói, phân bón tan chậm là một trong những giải pháp tiên tiến nhất cho nền nông nghiệp thông minh, an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường.
Như chúng ta đã biết, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 35% – 40%. Nghĩa là chỉ có khoảng 35% – 40% lượng phân bón cho cây trồng là hữu dụng có ích. Còn lại 60% – 65% lượng phân bón sẽ bị trôi rửa hoặc bay hơi vào môi trường.
Điều này vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm cho môi trường, có hại cho cuộc sống của muôn loài. Bài toán đặt ra là làm sao chúng ta bón vừa đủ phân cho nhu cầu sinh trưởng của cây trồng. Đồng thời phải hạn chế sự rửa trôi và bay hơi của phân bón. Từ đó tăng hiệu suất sử dụng của phân bón lên rất nhiều lần và hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp tối ưu nhất cho bài toán trên đó là phân tan chậm.
Cấu tạo của một hạt phân bón phân bón tan chậm bao gồm có 2 phần:
- Phần bao bọc bên ngoài là lớp chất dẻo (polymer). Lớp này dày hay mỏng tùy theo yêu cầu về thời gian phân giải để điều khiển độ hoà tan. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
- Phần nhân bên trong là các hạt khoáng chất: đa lượng như: Nitơ (N), Lân (P), Kali (K). Trung lượng như: Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S). Vi lượng như: Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),…
Sau khi bón phân tan chậm vào đất, nước sẽ thấm qua lớp vỏ bọc polymer đi vào bên trong hạt phân. Các hạt khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở bên trong lớp vỏ bọc polymer. Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân. Trong thời gian đó các nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuyếch tán qua lớp vỏ polymer. Các nguyên tố này đi ra môi trường xung quanh một cách từ từ và liên tục. Sau đó chúng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tối ưu trong suốt chu kỳ sinh trưởng.
3. Hoạt động của phân tan chậm
Các khoáng chất được bao bọc bởi lớp vỏ bọc polymer. Lợp vỏ bọc này ngăn ngừa sự tan ngay lập tức của phân tan chậm khi được bón vào đất.
Sau khi bón vào đất, độ ẩm của đất sẽ dần dần thấm sâu vào lớp vỏ bọc polymer. Sau đó chúng bắt đầu hòa tan dần dần các chất dinh dưỡng bên trong hạt phân.
Các chất dinh dưỡng hoà tan và khuếch tán qua lớp vỏ polymer ra bên ngoài đến vùng gốc rễ. Từ đó cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng với tỷ lệ tùy theo nhu cầu tăng trưởng của cây trồng.
Đến một giai đoạn nhất định, toàn bộ các hạt chất khoáng được hòa tan, chất khoảng tiếp tục phóng thích vào đất trồng. Sự phóng thích bắt đầu chậm lại.
Sau khi phóng thích phân hoàn toàn, vỏ bọc polymer của phân tạm chậm sẽ trống rỗng, vỡ ra. Lớp vỏ này sẽ bị phân hủy, không để lại dư lượng trong đất.
4. Các loại phân bón tan chậm
- Phân urea bọc polymer (PC U).
- Phân mono amonium phosphate bọc Polymer (PC MAP).
- Di ammonium phosphate bọc Polymer (PC DAP).
- Kali clorua bọc Polymer.
- Nitrat kali bọcPolymer (PC NK).
- Phân bón hỗn hợp bọc Polymer N-P-K +Te
5. Lợi ích của phân bón chậm tan hay phân thông minh
5.1. Tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng
Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho từng loại cây và nhu cầu của cây trồng ở từng giai đoạn phát triển. Cơ chế này giúp cây trồng phát triển tối ưu nhất.
Ví dụ: Cây trồng cần đạm trong 2-3 tháng đầu; cần lân 5-6 tháng giữa và cần kali vào giai đoạn cuối (tháng 8-9). Phân được sử dụng sẽ là hỗn hợp của urea có thời gian phân giải tối đa 3 tháng. Phân DAP có thời gian phân giải 6 tháng và Kali Sulfat có thời gian phân giải 9 tháng. Nhờ đó chỉ cần bón 1 lần là cây phát triển tốt.
5.2. Bón phân chỉ một lần mỗi mùa vụ
Tiết kiệm chi phí lao động: công lao động cho việc bón phân và chăm sóc mỗi lần bón phân sẽ giảm. Một năm chỉ cần bón một lần thay vì phải bón ba lần, tiết kiệm 2/3 công lao động.
Tiết kiệm chi phí phân bón: lượng phân bón sử dụng sẽ giảm (theo tính toán lượng phân bón sử dụng chỉ còn 35 – 40 % so với thông thường).
5.3. Giảm đến mức tối thiểu lượng phân bón bị mất mát
Phân tan chậm hông gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và không gây thoái hóa đất. Bón phân tan chậm không làm tăng độ dẫn điện (EC) trong đất nên không làm chết các vi sinh vật đất và rò rỉ phân vào nguồn nước.
Việc bón phân hoàn toàn không phụ thuộc vào việc tưới tiêu, quá trình phân giải của phân vẫn tiếp diễn ngay cả khi không cung cấp nước.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.