0901 455 789

Sự khác nhau giữa đá Pumice và đá Perlite

Pumice và đá Perlite là hai loại đá phổ biến dùng làm giá thể trồng cây. Sự khác nhau giữa hai loại này không nhiều nhưng sở hữu ưu điểm riêng tùy thuộc vào mục đích của bạn. Hai loại đá này phù hợp để bổ sung vào đất trồng xương rồng, sen đá, lan,… Những loại cây mọng nước nhưng lại cần độ ẩm và thoáng khí cao.

Sự giống nhau

Cả hai loại đá đều được hình thành từ dung nham núi lửa. Nên kết cấu hai loại đá này hỗ trợ thoáng khí và thoát nước cho đất trồng vô cùng tốt. Đồng thời vẫn giúp lại được độ ẩm cần thiết cho cây trồng.

Sự khác nhau

Về cấu tạo Pumice và đá Perlite

Xét về nguồn gốc, cả đá Perlite và đá bọt Pumice đều có cùng một nguồn gốc từ núi lửa. Tuy nhiên, nếu đá Pumice không cần xử lý gì thì đá Perlite cần trải qua thêm quá trình tác dụng nhiệt nữa mới đưa vào sử dụng. Khi được tác dụng nhiệt, đá Perlite sẽ tăng khối lượng lên 20 lần so với ban đầu do quá trình trương nở tương tự bỏng ngô. Do đó, đá Perlite thành phẩm sẽ có trọng lượng nhẹ hơn đá Pumice, cũng như xốp hơn và có màu nhạt hơn.

Đọc thêm: Vỏ thông và đá pumice có nên kết hợp làm giá thể trồng lan không?

Về đặc tính

Đá Pumice:

Đã có thể sử dụng ngay sau khi được hình thành nên sở hữu độ xốp vô cùng lý tưởng. Những bọt khí trong đá cho phép nước chảy qua. Đồng thời giúp tăng độ xốp cho các giá thể từ vỏ cây. Tùy vào khoáng chất nơi khai thác, đá sẽ có màu trắng đục, xám nhạt hay vàng nhạt.

Đá Perlite

Đá Perlite còn được gọi tên gọi quen thuộc là đá trân châu. Đá có độ PH khoảng 7, trơ hóa học và gần như không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Perlite sau khi được tác động nhiệt thường có màu nhạt hơn đá Pumice, chủ yếu là màu trắng sữa. Ngoài ra, trong hỗn hợp đất khi tưới, đá Perlite thường có xu hướng nổi lên và tràn về phía mép chậu. Đặc tính ít nén của đá giúp tạo nên hệ thống thoát nước vô cùng bền bỉ cho đất trồng cây.

Công dụng Pumice và đá Perlite

Đá Pumice thường được cho vào các chậu cây cao. Trọng lượng của đá giúp cây không bị ngã cũng như tăng được độ xốp cho đất. Đá còn thường được trộn với sỉ than, đá Akadama hoặc vỏ thông hay rễ cây để làm giá thể trồng cây. Ngoài tăng độ thoáng khi, đá còn hỗ trợ lọc nước và tạo lớp nền thủy sinh cho đất trồng. Không chỉ vậy, loại đá này còn được ứng dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng, chăm sóc cơ thể,…

Đá Perlite thường được trộn chung với đất trồng theo tỉ lệ. Điều này giúp phần đất không bị nén chặt lại và tăng khả năng thoát nước cho rễ cây. Ngoài ra, đá còn được dùng làm thành các vật liệu cách nhiệt và cách âm.

Xem thêm: Tư vấn trồng lan miễn phí TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *